Recent Posts

JavaScript: Khai báo và sử dụng hàm trong JavaScript

-

1. ĐỊNH NGHĨA
Hàm là một đọan chương trình có thể được sử dụng nhiều lần trong một chương trình để thực hiện một tác vụ nào đó.
1.1. Xây dựng hàm: Trong JavaScript, dùng từ khoá function để định nghĩa hàm. Một hàm có cấu trúc như sau:
- NameFunction: là tên hàm do người lập trình tự đặt. 
- Qui tắc đặt tên hàm giống như tên biến. Sau NameFunction là cặp dấu ngoặc ( ) chứa danh sách tham số hình thức. Nếu hàm không có tham số thì cặp dấu ngoặc ( ) cũng phải viết sau NameFunction. 
- List_Parameter: là danh sách các tham số hình thức, nếu có nhiều tham số có thì các tham số phài cách nhau bởi dấu phẩy, các tham số này không chỉ ra kiểu dữ liệu cụ thể và cũng không cần từ khoá var.
Ví dụ:
function  Display(user , pwd)
{
    document.write(“UserName cua ban la:” + user) ;
    document.write(“Password cua ban la:” + pwd) ;
    return;
}
- Câu lệnh return: là câu lệnh kết thúc hàm. Câu lệnh này là tùy chọn. Có thể bỏ qua, nếu hàm có giá trị trả về thì cần có câu lệnh Return để trả về giá trị. Sau return có thể chứa hoặc không chứa một giá trị cụ thể hoặc một biểu thức tính toán.
Ví dụ: 
Function total(a,b)
{     c=a+b;
      Return c;
}
1.2. Cách gọi hàm  
- Hàm sẽ không thực hiện cho đến khi nó được gọi.
- Đối với hàm có đối số ta gọi tên hàm và danh sách các giá trị truyền cho đối số đó 
FunctionName(argument1,argument2, ...)
- Đối với hàm không có đối số ta chỉ cần gọi tên hàm là được. 
FunctionName()
- Đối với hàm không có giá trị trả về:
NameFunction(parameter) . 
- Đối với hàm có giá trị trả về :
variable = NameFunction(parameter) .
Ví dụ:
<html>
<head><title>Function</title></head>
<body>
<script>
function Area(Width, Length)
{
size=Width*Length;
return size;
}
x=eval(prompt("Nhap x: ")) ;
y= eval(prompt("Nhap y: "));
document.write(Area(x,y))
</script>
</body>
</html>
2. CÁC HÀM THÔNG DỤNG TRONG JAVASCRIPT
2.1. Hàm alert(): dùng hiển thị một hộp thông báo có nút OK
Cú pháp:
alert(“nội dung thông báo”)
ví dụ:
<html>
<head><title>Function</title></head>
<body>
<script>
alert("Hello World")
</script>
</body>
</html>
2.2. Hàm prompt():tạo hộp thoại chứa 2 nút OK và Cancel, và một textbox để người sử dụng nhập nội dung, giá trị trả về của hàm prompt là nội dung nhập trong textbox
Cú pháp:
variable = prompt(“nội dung đối thoại”,giá trị khởi tạo);
Ví dụ:
<html>
<head><title>Function</title></head>
<body>
<script>
a=prompt("Your Lastname:");
b=prompt("Your FirstName");
document.write("Your FullName is :"+ a + ' ' + b)
</script>
</body>
</html>

2.3. Hàm confirm(): Hiển thị hộp thông báo có 2 nút OK và Cancel. Hàm trả về giá trị true nếu người sử dụng click OK và ngược lại thì trả về giá trị false.
Cú pháp:
variable=confirm(“Chuoi thong bao”);
Ví dụ:
<html>
<head><title>Function</title></head>
<body>
<script>
a=prompt("nhap so a :");
b=prompt("nhap so b:");
c=confirm( a +' lon hon '+ b+'?')
if(c = =true)
document.write( a +" > "+b  )
else
document.write( a +" < "+b  )
</script>
</body>
</html>
2.4. Các hàm thông dụng của chuổi và số:
a. Hàm eval(): Trả về giá trị số của một chuổi số
Cú pháp:
eval(chuổi số)
Ví dụ:
<script>
var str1=”123”, str2=”456”;
 str= str1+str2;
document.write(str); kết quả :123456
</script>
<script>
var str1=”123”, str2=”456”;
str=eval(str1)+eval(str2) ;
document.write(str)kết quả: 579
</script>
b. Hàm ParseInt(strNum) 
Trả về một số nguyên từ chuổi  strNum. Nếu strNum theo sau là ký tự chữ thì các ký tự này sẽ bị bỏ qua. Nếu strNum không bắt đầu bằng số thì hàm này trả về giá trị NaN (Not a Number)
Ví dụ :
var  strNum=”123.8” , kq;
kq=parseInt(strNum) =>kq=123
strNum=”a123”
kq=parseInt(strNum) =>kq=NaN
strNum=”123.8abc” 
kq=parseInt(strNum)=>kq=123
c. Hàm parseFloat(strNum):
Hàm trả về một số thực từ chuổi strNum. Nếu chuổi strNum bắt đầu là số và theo sau là các ký tự chữ thì các ký tự này bị bỏ qua. Nếu chuổi strNum bắt đầu từ ký tự chữ thì hàm trả về giá trị NaN.
Ví dụ:
var  strNum=”123.8” , kq;
kq=parseFloat(strNum) =>kq=123.8
strNum=”a123.8”
kq=parseFloat(strNum) =>kq=NaN
strNum=”123.8abc” 
kq=parseFloat(strNum)=>kq=123.8
d. Hàm isNaN(str): 
Hàm trả về giá trị True nếu str là chuỗi, ngược lại là False nếu str là chuổi số.
Ví dụ :
Var str=”123abc”, kq;
kq=isNaN(str) =>kq=true;
str=”123.8”
kq=isNaN(str) =>kq=false ;
2.5. Các hàm thiết lập thời gian:  
a. Hàm Timeout( ): Báo cho JavaScript thực hiện một lệnh JavaScript sau một khoảng thời gian nào đó. Hàm trả về một ID(duy nhất đối với mỗi hàm setTimeout thực hiện một lệnh) Giá trị ID này dùng để xoá khoảng thời gian đã thiết lập nếu không cần thực hiện hàm Timeout nữa 
Cú pháp:
IdTime=setTimeout(“Command JavaScript”, delayTime);
­ Command JavaScript  : có thể là lời gọi hàm hoặc là một câu lệnh đơn 
­ delayTime :là khoảng thời gian chờ để thi hành Command JavaScript, được tính bằng mili giây. 
Ví dụ: 
Idq=setTimeout(“alert(‘Da het gio’)”,1000) ; 
Cứ 1000 mili giây thì thông báo đã hết giờ một lần.
b. Hàm clearTimeout():Huỷ thời gian đã thiết lập bởi setTimeout(). 
Cú pháp:
clearTimeout(IdTime );
Ví dụ:
clearTimeout(Idq);
c. Hàm setInterval() và clearInterval() với ý nghĩa và tham số giống như setTimeout() và clearTimeout() .

Related Post:

  • Các bước cần làm khi tiến hành phát triển ứng dụng AndroidBước 1: Chọn công cụ để thiết kế ý tưởng, xin giới thiệu ứng dụng design UI Prototyp CacooXác định các yêu cầu mình cần làm từ đó mới design Ở bước này thì chúng ta nên tham khảo các thiết kể ở cản sản phẩm khác tương tự chủ đề như của mình để đưa ra các style độc đáo.Và nhớ là bạn nên review thật kỹ sản phẩm của mình trước khi bắt tay vào code nhé.Bước 2: Xây dựng Pr… Read More
  • Call - Email - SMS Trong AndroidĐể gọi điện, gửi SMS đến một số nào đó trong ứng dụng của bạn thì bạn phải cần làm các bước như sau (SOURCE CODE):Bước 1: Vào file manifest mở quyền cho phép ứng dụng của bạn có thể Call, SMS <uses-permission android:name="android.permission.CALL_PHONE" /> <uses-permission android:name="android.permission.SEND_SMS" /> Bước 2: Viết code để Call public … Read More
  • Bài 3 - External Storage - Bộ nhớ ngoài      Mọi thiết bị Android hầu như đều hỗ trợ bộ nhớ ngoài cụ thể là SD Card vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể lưu trữ file hay truy xuất vào bộ nhớ đó.      Bộ nhớ ngoài thường dùng trong các ứng dụng Media như Zing, Nhac của tôi.... Nói chung các ứng dụng liên quan đến việc lưu trữ file. Vì bộ nhớ trong thì giới hạn còn bộ nhớ … Read More
  • Viết chương trình gửi SMS trong AndroidĐể viết được ứng dụng gửi SMS cho riêng mình thì các bạn chỉ cần dùng đến đối tượng là SmsManager và phương thức  sendTextMessage của nó để gửi. Ngoài ra bạn phải dùng đối tượng BroadcastReceiver để bắt được các trạng thái gửi thành công hay không từ PendingIntent phát ra.Chi tiết về code các bạn download source code: TẠI ĐÂY(Các bạn chú ý khi download sẽ g… Read More
  • Bài 2 - Internal Storage - Lưu vào bộ nhớ trong      Bạn có thể lưu trữ một file trực tiếp vào bộ nhớ trong của ứng dụng. Và tất nhiên một khi file đã được lưu trữ vào bộ nhớ trong thì chỉ có ứng dụng của bạn mới có thể truy xuất được. Và chỉ khi nào bạn xóa ứng dụng thì file đó sẽ bị xóa đi.Internal Storage thường được dùng khi bạn muốn lưu thông tin vào một file vào bộ nhớ trong của Devi… Read More
  • Đọc RSS Trong Android        Đọc RSS bằng Android là một ứng dụng khá phổ biến, nó giúp cho người đọc tin có thể đọc được những nội dung mình yêu thích một cách tập chung.Nhằm đáp ứng nhu cầu đó nhóm Laptrinhandroid.info đã tạo thành một ứng dụng RSS trong android cơ bản sau:Đường dẫn Download source code: TẠI ĐÂY (Các bạn chú ý khi download sẽ gọi ra m… Read More




Klik untuk melihat kode: :) =( :s :D :-D ^:D ^o^ 7:( :Q :p T_T @@, :-a :W *fck* x@